Một khách hàng thường xuyên mua thiết bị và sản phẩm của chúng tôi nay ghé thăm cửa hàng và có mang một chiếc bếp từ Electrolux của nhà anh ấy để sửa chữa . Anh ấy mô tả rằng khi cắm điện nó chỉ ấm nhẹ và không nóng đợi một lúc lâu thì báo lỗi E6 ,trước khi ra về anh ấy bảo cố gắng sửa nhanh giúp vì họ cần chiếc bếp này để nấu ăn trong gia đình . Tôi vui vẻ nhận lời và nói rằng tôi sẽ sửa nhanh nhất có thể và sẽ điện lại khi sửa xong .
Khi cắm điện vào và khởi động ở mức cao nhất thì các bạn để ý rằng dòng ở đây là 5.38A , tôi có đợi một thời gian xem có hiện tượng gì xảy ra không thì khoảng 1 phút sau đó dòng tự nhiên tụt hẳn về 0.47A và đứng im ở đó và kêu tạch tạch
Lỗi xảy ra ở trong mạch điện , có thành phần nào đó bị hư hỏng gây ra tình trạng này , tôi mở nó ra để xem cấu tạo bên trong .
Mạch bên trong nhìn rất còn mới và sạch sẽ , nhìn xung quanh thì không có dấu hiệu của linh kiện bị cháy nổ , tháo các ốc vít ra để tới mạch in phía sau .
Các bạn nhìn phía mũi tên thì để ý rằng đã có ai sửa trước đó rồi , phần bị sửa chữa đó là phần xung quanh tầng kích cho IGBT , có thể khách hàng đã mang qua thợ trước nhưng họ không sửa được và đã trả lại sau đó mang qua cửa hàng của tôi .
Nhìn kĩ thì họ đã kiểm trả trở hồi tiếp mâm dây về vi xử lý trong mạch nhận nồi , diode zenner 18V nhưng vẫn không tìm ra lỗi . Ở đây các bạn hãy tư duy rằng tại sao nó lại chạy được một lúc sau một thời gian nó dừng lại và không báo lỗi mà chỉ có tiếng tạch tạch . Nếu các bạn học qua tài liệu
sửa bếp từ của chúng tôi thì các bạn sẽ hiểu rằng lỗi này là lỗi không nhận nồi . Bình thường thì các bạn thấy nếu không có nồi thì bếp sẽ báo lỗi và kèm theo tiếng kêu tít tít tít nhưng bếp electrolux lại không thiết kế như vậy . Khi lỗi không nhận nồi thì nó không báo lỗi gì mà chỉ kêu tạch tạch tạch .
Nhìn vào sơ đồ mạch điện trong quyển sách
sửa bếp từ của chúng tôi thì các bạn thấy rằng mạch nhận nồi sẽ thông qua bộ so sánh OPAM để phát hiện bếp từ của chúng ta đã có nồi hay chưa . Bộ opam này thường tích hợp trong ic LM359,LM339,LM324,... Nếu bộ opam này bị lỗi thì nó có thể gây ra tình trạng này ,
Trong mạch này thì mạch nhận nồi sẽ phản hồi về xi xử lý thông qua bộ opam tích hợp trong LM339 , bếp từ của chúng ta không bị lỗi luôn mà nó lại chạy một khoảng thời gian mới bị lỗi thì tôi khẳng định 90% lỗi do ic LM339 này gây ra và tôi sẽ thay thử nó bằng một con khác
Sau khi thay thử xong thì tôi vệ sinh lại sạch sẽ bo mạch , tôi lắp bếp từ vào để thử nghiệm thì bếp đã hoạt động trở lại đun nước đến khi nó sôi mà không hề báo lỗi . Vậy nhiệm vụ của chúng ta đã hoàn thành .
Một điều lưu ý khi sửa bếp từ là trong thực tế có rất nhiều căn bệnh quái dị co thể xảy ra trên thiết bị này , nếu chúng ta có một kiến thức nền tảng về bếp từ tốt thì có thể tìm kiếm nguyên nhân một cách dễ dàng hơn còn sửa mò sửa vẹt thì chỉ sửa dc những bệnh dễ mà thôi còn những bệnh khó hơn yêu cầu một trình độ nền tảng kiến thức vững chắc . Nếu các bạn muốn có một kiến thức căn bản về bếp từ để tự tin hơn trong sửa chữa thì các bạn có thể tham khảo các tài liệu các tài liệu : ""
Sửa chữa bếp từ trong thực tế"" , ""
trở thành chuyên gia kiểm tra linh kiện ""và ""
nghệ thuật sửa chữa nguồn xung "" - bên trong chúng tôi hướng dẫn rất chi tiết tỉ mỉ trong đó.
Tôi hy vọng bạn thích hướng dẫn này , hãy hỏi bất cứ câu hỏi nào trong phần bình luận . Cảm ơn các bạn đã đọc .
Tác giả : Lộc soma